Ví dụ tiêu biểu Minigame

Tựa game The Legend of Zelda có chứa nhiều minigame trong mỗi phiên bản, thường có giải thưởng như Pieces of Heart (tăng thanh máu của Link), Rupees (tiền tệ của trò chơi) và nâng cấp (bao đựng tên, túi da, v.v...). Dòng Final Fantasy đáng chú ý vì tính năng minigame trong tất cả các mục của loạt game này, kể từ khi ra mắt bản Final Fantasy đầu tiên (1987), trong đó một câu đố trượt trong hình dạng của một quả trứng Phục sinh có thể được mở khóa trong khi lên tàu. Trong Final Fantasy II (1988), một trò thi đấu có thể được mở khóa khi đang đi xe trượt tuyết và phải đáp ứng một số yêu cầu nhất định. Sau này trong Final Fantasy VII (1997) là trò chơi đầu tiên chứa đựng trong đó ít nhất ba mươi minigame, vẫn được coi là số lượng minigame lớn nhất cho một game nhập vai. Tựa game máy tính Chronomaster còn có những minigame giải đố tương tự rất quan trọng tới cốt truyện.

Một số minigame trở nên nổi tiếng mà cuối cùng cũng được phát hành như những tựa game cá nhân riêng biệt. Ví dụ đáng chú ý là Geometry Wars mà lúc đầu chỉ là một minigame trong Project Gotham Racing 2Arcomage, một minigame tương đối phức tạp làm nhớ lại Magic: The Gathering, lần đầu được giới thiệu trong Might and Magic VII: For Blood and Honor. PocketStation (cho Sony PlayStation) và VMU (cho Dreamcast) là những phụ kiện cho phép người dùng tải minigame từ hệ máy console chính vào thiết bị bỏ túi và sau đó thường đồng bộ phát triển trong minigame trở lại với console. Hai ví dụ về điều này bao gồm minigame Chocobo World trong Final Fantasy VIII[2] (còn có thể chơi trên bản PC) và 'Chao Adventure', một minigame trong Sonic Adventure.

Tựa game tabletop Mansions of Madness cũng có tính năng minigame dưới dạng các câu đố đơn giản. Dòng game Street Fighter của Capcom có chứa hai minigame như các màn thưởng thêm, đáng chú ý nhất là trong Street Fighter II, Street Fighter IIIStreet Fighter IV, sau khi chiến thắng trận đấu với một nhân vật do người chơi điều khiển.